Nguyên nhân Khủng_hoảng_tài_chính_Nga_năm_2014

Sự suy giảm niềm tin vào nền kinh tế Nga khiến nhà đầu tư bán tháo tài sản ở Nga của họ, gây ra sự suy giảm giá trị của đồng rúp Nga và nỗi sợ hãi về một cuộc khủng hoảng tài chính Nga.[7] Lòng tự tin đối với nền kinh tế Nga đã giảm đi rất nhiều, xuất phát từ ít nhất hai nguồn chính: Việc giảm giá dầu trong năm 2014, và các biện pháp trừng phạt kinh tế quốc tế đối với Nga sau vụ Nga nhập Crimea vào nước mình.[7]

Sự tụt dốc của giá dầu

Giá dầu đã giảm từ 100 USD mỗi thùng vào tháng 6 năm 2014 xuống mức 60 USD một thùng vào tháng 12 năm 2014.[8] Sự sụt giảm giá dầu là do sự sụt giảm nhu cầu dầu trên toàn thế giới, cũng như việc tăng sản xuất dầu tại Hoa Kỳ.[9] Đợt giảm giá dầu này đã tác động rất lớn đối với Nga, vì khoảng một nửa doanh thu của chính phủ Liên bang Nga đạt được từ việc bán dầu hỏa và khí đốt. Nền kinh tế Nga bị căn bệnh Hà Lan, thuật ngữ của một nhà kinh tế sử dụng để mô tả một tình huống trong đó một quốc gia tập trung vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình đưa đến việc gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế khác.[10] Trong năm 2014, Nga cần một mức giá dầu 100 USD mỗi thùng để có cân bằng về ngân sách.[11] Không phải chỉ một mình Nga chịu các tác động của việc giảm giá dầu, mà cả một số nước khác, trong đó có Venezuela, Nigeria, và Kazakhstan cũng phải đối mặt với doanh thu và hoạt động kinh tế giảm sút.[12]

Một lý do lý giải cho sự sụt giảm giá dầu liên tục vừa rồi là cung dầu mỏ tăng lên trong khi nhu cầu lại giảm.

Cầu dầu mỏ của thế giới đang giảm trong bối cảnh các quốc gia đang tìm cách khai thác các nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ và sức ép từ các hiệp định cam kết bảo vệ môi trường.

Về phía cung, Thời gian gần đây, tại Mỹ “cuộc cách mạng dầu khí đá phiến” đang được triển khai rầm rộ. Từ 1 nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ ba của toàn cầu. Hiện nay, lượng khai thác dầu thô của Mỹ đã đạt mức 8,7 triệu thùng/ngày (chỉ đứng sau Nga - trên 10 triệu thùng/ngày và Saudi Arabia - gần 10 triệu thùng/ ngày).Theo dự báo, nếu vẫn với đà tăng trưởng như hiện nay, chỉ sau khoảng 5 năm nữa, Mỹ sẽ vượt Ảrập Xê út và rất có thể sẽ “qua mặt” cả Nga. Chính vì lý do này mà “Vương quốc dầu mỏ” đã “mất ăn mất ngủ”.

Theo luật của Mỹ, việc xuất khẩu dầu thô ra khỏi lãnh thổ nước này hiện vẫn bị cấm, vì vậy tất cả lượng dầu khai thác được đã và sẽ làm bão hòa thị trường nội địa. Tuy nhiên, nếu luật này được Mỹ dỡ bỏ, có thể chính Mỹ sẽ tiếm thị phần từ tay Ảrập Xê út. Điều này khiến quốc gia dầu mỏ trở nên lo ngại và buộc nước này phải hành động để đẩygiá dầu thô xuống.Giá 1 thùng dầu của Mỹ khai thác từ đá phiến hiện nay dao động từ 80-85USD/ thùng. Mức giá xuất khẩu thấp (dưới 90USD/thùng) sẽ làm cho các dự án dầu khí đá phiến của Mỹ gặp khó khăn. Đầu tư vào lĩnh vực này sẽ không còn hấp dẫn và vì vậy giảm cơ hội để Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ.

Có lẽ do những áp lực cạnh tranh và giành giật thị trường đã khiến Saudi Arabia phải hành động bằng biện pháp hạ giá xuất khẩu. Số liệu thống kê cho thấy, lượng khai thác của nước này trong tháng 8 là 9,6 triệu thùng/ngày, sang tháng chín con số này đã là 9,7 triệu thùng/ngày.

OPEC sẽ không giảm sản lượng ngay cả khi giá dầu đang ở mức 60 USD/thùng, thậm chí xuống đến 40 USD/thùng. Nghĩa là dầu mỏ của Nga nếu muốn có người mua phải chấp nhận hạ thấp đến mức có thể hủy hoại nền kinh tế nội địa nước này.Cũng cần phải thấy rằng, nhiều quốc gia vùng vịnh trong OPEC là đồng minh thân cận của người Mỹ trong nhiều năm qua.

Hơn nữa, việc OPEC ghìm giá dầu có khiến Mỹ bị ảnh hưởng thì cũng chỉ có ngành khai thác và sản xuất dầu khí đá phiến tạm thời gánh chịu. Trong khi đó, nền kinh tế “khủng lồ” với sức tiêu thụ dầu mỏ bậc nhất thế giới sẽ hưởng được lợi ích to lớn từ những can dầu bán rẻ như cho không. Thậm chí nhiều chuyên gia lạc quan còn cho rằng nền kinh tế sản xuất của Hoa Kì sẽ được dịp nhờ vào “giá đầu vào” bèo bọt có động lực vươn lên mạnh mẽ.

Cấm vận kinh tế

Sự kiệnNgàyTỷ giá RUB/ USDRef
Bắt đầu EuromaidanNov 21, 201332.9975[13]
Sáp nhập CrưmMar 18, 201436.2477[14]
Donbas status referendumsngày 11 tháng 5 năm 201435.2270[15]
Minsk ProtocolSep 5, 201437.0028[16]
Donbas general electionsNov 2, 201443.0072[17]
Central Bank interventionDec 16, 201468.4910[18]

Bất kỳ viện trợ quốc tế cho Nga đều không khả dĩ do kết quả của sự can thiệp quân sự Nga tại Ukraina năm 2014.[3] Các quan chức Nhà Trắng Mỹ cũng cho biết, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ không dễ dàng giảm nhẹ việc áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga do việc sáp nhập Crimea vào Nga và sự giúp đỡ của Nga cho các chiến binh Novorossiya chiến đấu chống Ukraina trong cuộc chiến tranh ở Donbass.[4] Mỹ tin rằng các biện pháp trừng phạt đã có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Nga cho đến nay và cũng hy vọng các biện pháp trừng phạt kinh tế dẫn đến sự tiếp tục suy giảm của nền kinh tế Nga.[4]

Nguyên nhân khả dĩ khác

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị chỉ trích vì điều hành một chế độ đạo tặc, trong đó một số lượng nhỏ các nhà tài phiệt tầm tô vắt kiệt nền kinh tế.[19][20][21] Nga đứng thứ hai trên thế giới về chỉ số tư bản nhóm lợi ích trong năm 2014.[19] Nền kinh tế vốn đã yếu của Nga còn lại nó ít có khả năng chịu được những thách thức đặt ra bởi giá dầu thấp và lệnh trừng phạt quốc tế.[22] Mặt khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc các nước phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga.[23][24][25] Tuy nhiên bộ trưởng kinh tế Nga Alexej Uljukajew trong cuộc phỏng vấn với tờ báo hàng ngày "Wedomosti", một phiên bản tiếng Nga của tờ báo Anh "Financial Times", cho là người Nga tự gây nên cuộc khủng hoảng này, vì quá chậm trễ trong vấn đề cải tổ kinh tế. Theo ông cuộc khủng hoảng này có 3 nguyên nhân, cấu trúc của hệ thống kinh tế tư bản nhà nước, mà tốn kém ngày càng gia tăng, chu kỳ kinh tế thế giới đang đi xuống, việc trừng phạt kinh tế của phương Tây do cuộc khủng hoảng "địa chính trị".[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng_hoảng_tài_chính_Nga_năm_2014 http://www.businessinsider.com.au/problem-with-rus... http://www.news.com.au/finance/economy/the-cold-wa... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.businessweek.com/articles/ng%C3%A0y http://www.cnbc.com/id/102270286#. http://www.economist.com/news/international/215990... http://www.forbes.com/sites/francescoppola/2014/12... http://www.haaretz.com/business/.premium-1.632266 http://www.theguardian.com/business/2014/dec/15/fe... http://www.theguardian.com/world/2010/dec/01/wikil...